Cây Bạch Truật #25 tác dụng chữa bệnh trong đông y!

Bạch truật là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong đông y, có vị đắng, tính ôn, dùng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa, viêm loét dạ dày, các bệnh về gan,…Sau đây, sanduoc.net sẽ đưa ra một cách cụ thể hơn về công dụng chữa bệnh của loại dược liệu này.

Bạch truật là gì?

Còn có tên gọi khác là ư truật, sơn khương, dương phu, phu kế, mã kế, sơn giới, triết truật, đông truật, tiêu bạch truật, bạch đại thọ,.. Tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz, thuộc họ Leguminnosae.

Mô tả

Là cây thảo, sống lâu năm, thân rể to, mọc dưới đất. Thân thẳng, ít phân cành hoặc phân cành ở bộ phận trên, phần dưới hóa thân gỗ, cao khoảng 0,3-0,8m. Lá mọc cách, mọc dưới phần dưới của thân có cuống dài, phía trên có cuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân.

Bạch Truật #25 tác dụng chữa bệnh ít biết trong đông y!
Bạch Truật #25 tác dụng chữa bệnh ít biết trong đông y!

Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy: thùy giữa lớn, có 2 đầu nhọn, hình trứng tròn, 2 thùy bên nhỏ, hình mũi mác. Lá mọc ở gần ngọn thân có phiến nguyên, không xẻ, hình thuôn hoặc hình trứng mũi mác, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, phân dưới màu trắng, phần trên màu đỏ tím, xe thành 5 thùy hình mũi mác, xoắn ra ngoài. Quả bế, thuôn, dẹp, dài và có màu xám.

Dược liệu: Phần thân rễ phơi khô hình dài, có dạng khối lồi chồng chất hoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, đài 3-10cm. Vỏ bên ngoài có màu nâu đất hoặc xám nâu, phần trên có góc tàn của thân, phần dưới phình lớn nhiều vết nhăn và vân rãnh. Mặt cắt ngang màu vàng trắng hoặc nâu nhạt, có những lỗ nhỏ rỗng, có mùi thơm.

Phân bố và thu hái

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đông dương, Triết Giang, Hồ Nam, Tứ Xuyên,… Cho đến năm 1960 cây được nhập trồng thử ở Bắc Hà, Sa Pa và Lào Cai, ngày này được trồng phổ biến hơn ở các tỉnh vùng trung du và miền núi nước ta.

Thu hoạch vào tháng 10 đến đầu tháng 11, khi thấy thân cây chuyển từ màu xanh sang màu vàng và nâu, lá ở phần ngọn trở nên cứng, dễ bẻ gãy. Cây được nhổ lên nhẹ nhàng, dùng dao cắt bỏ phần thân cây đem củ về chế biến.

Bào chế: Sau khi nhổ về, rửa sạch đất cát, ngâm nước 4 giờ rồi đem ủ kín 12 giờ cho mềm. Thái hoặc bào mỏng thành lát rồi đem phơi hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Nếu để nguyên củ cắt rễ con phơi khô gọi là hồng trạch hay bạch truật, còn thái mỏng phơi khô gọi là sinh sái truật hay đông truật.

Thành phần hóa học

Trong rễ củ bạch truật có chứa 1,4 % tinh dầu gồm: atractylon, atractylola, atractylenolid I, II, III, eudesmol và vitamin A. Và trong dược liệu bạch truật có chứa: hunulene, selian, atractylone, palmitic acid, hinesol, b-Selinene, 10E-Atractylentriol,…

Theo đông y, bạch truật có vị đắng, tính ấm, không độc, có tác dụng trừ thấp, ích tảo, ích khí, chữa đau đầu, tiêu đàm,…

Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ bạch truật

1. Chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính: Lấy 6g bạch truật, 5g toan táo nhân, 4,5g trần bì, 4,5g hậu phác, 15g cam thảo và 3g gừng, sắc với 600ml nước, cho đến khi còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa viêm gan nhiễm trùng: Dùng 8g bạch truật, 9g trạch tả, 30g nhân trần, 12g phục linh và 9g dành dành, đun với 450ml nước, cho đến khi còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3. Điều trị bệnh đái tháo đường: Lấy 12,5g bạch truật, 15,5g sơn dược, 65g hoàng kỳ, 25g đẳng sâm và 12,5g phục linh, sắc cùng 500ml nước cho đến khi còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày, liệu trình 2 tháng.

4. Chữa phụ nữ có thai bị phù: Cho 12g bạch truật, 12g đại phúc bì, 20g phục linh, 12g ngũ gia bì, 12g địa cốt bì, 12g sinh khương, đun lấy nước uống trong ngày.

5. Chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Lấy 200g bạch truật (sao với đất), 200g sơn dược (sao vói miến), 150g vỏ cây táo sao vàng, 150g xa tiền tử (sao muối), đem tán bột mịn. Đối với trẻ dưới 1 tuổi: mỗi lần uống 0,5-1g, trẻ 2-3 tuổi uống 2-3g và từ 4-6 tuổi uống 3-4g. Chia thành 3 lần uống trong ngày trước khi ăn. Trong thời gian uống thuốc không cho trẻ ăn thức ăn sống, lạnh, dầu, mỡ.

6. Thai động không yên: Lấy 1 lượng bằng nhau bạch truật và chỉ xác (sao cám), trộn với nước cơm vê viên thành hạt ngô. Mỗi tháng uống 1 lần 30 viên với nước nóng trước khi ăn.

7. Chữa bụng đầy trướng, ăn không tiêu, táo bón: Lấy 12g bạch truật, 12g hoàng cầm, 12g bạch linh, 12g hoàng liên, 20g chỉ thực, 20g thần khúc, 40g đại hoàng, 8g trạch tả, đem tán bột mịn vê thành viên, mỗi lần uống 8-10g, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Liệu trình 1-2 tuần.

8. Chữa bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy: Dùng 8g bạch truật sao cám, 8g tử tô, 8g trần bì, 8g đại phúc bì, 8g hậu phác, 8g bạch linh, 8g bán hạ chê, 8g cam thảo, 8g cát cánh, 12g hoắc hương, tất cả đem tán bột mịn, chia uống 2-3 lần trong ngày với nước gừng tươi, uống trước bữa ăn. Liệu trình 1-2 tuần.

9. Trị đầy bụng, kém ăn, đi phân sống: 8g bạch truật, 12g đảng sâm, 12g bán hạ chế, 8g bạch linh, 8g mạch nha, 16g hậu phác, 2g hoàng liên, 20 chỉ thực, 4g ccam thảo và 4g can khương. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8-10g với nước sôi để nguội trước bữa ăn, ngày 2-3 lần. Liệu trình 1-2 tuần.

10. Hồi phục sức khỏe do kém ăn, kém ngủ: Lấy 12g mỗi vị gồm bạch truật, hắc táo nhân, hoàng kỳ, phục thần, 6g mộc hương, 6g đảng sâm, 4g đương quy, 4g viễn chỉ, 4g cam thảo, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang, chia 3 lần uống sau bữa ăn 1,5 đến 2 tiếng. Liệu trình 3-4 tuần.

11. Chữa sa dạ dày, sa tử cung, trĩ: Dùng 12g bạch truật, 12g đảng sâm, 12g hoàng kỳ, 8g đương quy, 6g sài hồ, 6g thăng ma, 6g cam thảo và 4g trần bì, đun lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 3-4 tuần, nghỉ 1 tuần và sau đó uống tiếp.

12. Trị phong thấp, sởi, ngứa ngáy: Lấy lượng vừa đủ bạch truật tán nhỏ, mỗi lần uống 1 thìa nhỏ với rượu, ngày 2 lần.

13. Trị chứng phù thũng ở tay chân: Lấy 2g bạch truật và 3 quả táo, sắc cùng với 1,5 bát nước cho đến khi còn 1 bát lưng, uống nóng, ngày 3-4 lần.

14. Chữa sản phụ trúng hàn, lạnh người, cấm khẩu bất tỉnh: Cho 40g bạch truật, 40g trạch tả và 20 gừng sống đun cùng với 1 bát nước và uống trong ngày.

15. Chữa ra mồ hôi trộm: Lấy 160g bạch truật xắt lát, dùng 40g sao với mẫu lệ, 40g sao với thạch hộc, 40 sao với cám gạo miến, sau đó tất cả tán bột mịn. Mỗi lần uống 12g với nước cơm, ngày 3 lần.

16. Chữa răng đau lâu ngày: Lấy bạch truật sắc nước để ngậm cho đến khi hết đau.

17. Trị mồ hôi ra do khí hư: Dùng 20g bạch truật sao với 12g tiểu mạch, bỏ tiểu mạch, lấy bạch truật tán bột mịn, mỗi lần uống 4g với nước sắc từu hoàng kỳ.

18. Chữa viêm dây thân kinh vùng thắt lưng: Lấy 4g bạch truật, 4g cam thảo, 8g phục linh và 8g gừng, sắc với 600ml nước trong 1 giờ, sau đó lọc bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày, uống khi còn ấm.

19. Cơ thể bị mệt mỏi do chân khí kém: Lấy 8g bạch truật, 8g bạch linh, 8g cam thảo và 8g đẳng sâm, sắc lấy nước chia uống 2-3 lần trong ngày. Liệu trình 2-3 tuần.

20. Làm trắng da: Lấy 1kg nghệ đen, rửa sạch sẽ xay nhuyễn cùng với 1 chút rượu, 500g bạch truật rửa sạch. Cho cả 2 vào hũ thủy tinh, đổ khoảng 2 lít rượu gạo (30 độ) vào, rồi khuấy đều. Sau 100 ngày, rót rượu ra chén, dùng bông gòn thấm và thoa lên mặt 2-3 lần, dùng vào buổi tối, dùng khoảng 1 tháng sẽ thấy kết quả.

21. Trị nám da: Lấy 100g bạch truật sơ chế sạch, cho vào hũ thủy tinh, rồi đổ 250ml giấm táo mèo để ngâm 2 tuần. Sau đó dùng bông tăm chấm vào dung dịch này lên các vết thâm nám, tàn nhang 3-4 lần liên tiếp, dùng vào buổi tối trong 1 tháng.

22. Chữa khớp sưng đau, đỏ: Lấy 12g bạch truật, 12g tri mẫu, 12g phòng phong, 12g bạch thược, 8g chích cam thảo, 8g ma hoàng, 8g quế chi, 8g phụ tử chế và 2g gừng tươi, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.

23. Chữa áp xe gan: Dùng 9g bạch truật, 9g trạch tả, 9g chi tử, 12g phục linh, 30g nhân trần, sắc lấy nước chia uống 3 lần trong ngày, uống trước bữa ăn. Mỗi ngày 1 thang trong 1 tháng.

24. Chữa bệnh chóng mặt do rối loạn tiền đình: Dùng 30g bạch truật (sao miến), 30g ý dĩ (sao), 30g trạch tả, đun lấy nước, mỗi ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

25. Chữa phụ nữ da thịt nóng do khí hư và trẻ em do tỳ hư: Dùng 40g bạch truật, 40g bạch phục linh, 40g bạch thược, 20g cam thảo, đem tán bột sắc với táo và gừng lấy nước uống trong ngày.

Lưu ý

Những người bị âm hư, môi miệng khô, khát nước không nên dùng bạch truật.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn.

Nguồn: caythuocdangian

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *