Sự thật về Sâm Ngọc Linh là Tam Thất Bắc?

Tháng 7 năm 2018 nhà báo Ngọc Dương, người chơi Sâm đã có bài viết lý giải sự thật về Sâm ngọc linh hay còn gọi với cái tên Tam thất bắc. Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về sự thật sản phẩm sanduoc.net đã chia sẻ, đăng tải lại bài viết này. Mời quý vị cùng theo dõi:

Sâm ngọc linh có phải Tam thất bắc?

Đầu năm ngoái, tức 1,5 năm trước, mua được mớ tiết trúc này, hình thái vô cùng lạ lùng và đặc biệt là vị của nó rất đặc sắc, không khác sâm Ngọc Linh là mấy.

Khi đó, mua được ở Hà Giang, và theo thông tin người bán, thì được nhổ ở quanh Tây Côn Lĩnh.

Mình đã lựa chọn, phân loại và phẫu thuật nhiều củ, kết hợp với ăn thử. Nghĩa là, nghiên cứu cả hình thái, kết hợp… cúng bái.

Cuối cùng, đưa ra kết luận, đây là loại sâm tiết trúc, hoặc có thể gọi là tam thất hoang tương đối quý, là tổ tiên của tam thất trồng, tức tam thất Bắc nổi danh thiên hạ vùng Vân Sơn.

Sâm ngọc linh là tam thất bắc
Nhìn hình 1, có thể thấy màu sắc của nó có vàng pha xanh, phù hợp với củ tam thất bắc. Nhiều củ có phần gốc rất giống củ tam thất bắc (hình 2).

Khi đó, mình dự đoán, tổ tiên của tam thất bắc, có thể là sự lai tạo giữa các loại tam thất hoang tốt nhất. Tam thất Bắc là sự pha trộn ưu việt của nhiều loại, hoặc cũng có thể là giống quái thai của tam thất hoang. Hoặc, cũng có thể nó là một loại tam thất hoang, được cải biên suốt 500 năm qua, mà thành ra hình thái dị biệt như bây giờ.

Khi đó mình viết vậy, hầu hết anh em đều đọc cho vui, ngáo ngơ chẳng biết nó ra sao, bởi đây là lĩnh vực khá sâu. Đến các giáo sư tiến sĩ ngành dược liệu cũng chả nhìn thấy bao giờ, chứ đừng nói chuyện nghiên cứu hay biết gì về nó.

Khoảng cuối năm ngoái, thì đùng một nhát, mình thấy tràn lan trên mạng rao bán củ này với tên mới: Sâm Ngọc Linh. Tất nhiên, giá đã lên đến 40 triệu/kg củ nhỏ, và to thì vài trăm triệu. Và cũng tất nhiên là mình không bán nó bao giờ. Có cho tặng anh em vài bình thôi.

Mình có viết một cái tút, rằng toàn dân hãy cảnh giác, kẻo bị lừa. Có đến mấy trăm ông buôn dược liệu viết tút chửi mình. Đám buôn trong núi Ngọc Linh thì sửng cồ lên, chửi mình ra rả suốt ngày. Có lẽ các đồng chí ấy không cố ý lừa đâu, mà vì các đồng chí ấy chỉ biết mua và bán thôi, chứ không hiểu gì.

Hình ảnh Tam thất bắc!
Hình ảnh Tam thất bắc!

Sau này, tìm hiểu tiếp, thì đã biết củ này có nguồn gốc ở đâu, ở VN luôn nhé, một tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó ở một vùng đất hẹp, thì cực kỳ khó hiểu và đáng nghi ngờ.

Tìm hiểu bên Trung Quốc, thì các chuyên gia Trung Quốc khẳng định luôn nó là 1 trong 4 loại tam thất hoang Trung Quốc. Nhưng mà, bọn Trung Quốc nhìn củ sâm tiết trúc Ngọc Linh cũng bảo chỉ là tam thất hoang, không phải sâm sủng gì cả, nên cũng chỉ coi thông tin từ Trung Quốc là một hướng tham khảo.

Giờ, thì đã nắm được đích xác loại tiết trúc sâm này rồi. Sẽ công bố trong tuần tới.

Chỉ có điều, chia buồn với giới chơi sâm Việt Nam, khi các đồng chí đã dính quả đắng rồi. Cả tấn sâm có giá 1 triệu/kg (tôi mua có 1,2 triệu/kg), bị thổi thành 40-300 triệu/kg.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *